Đời Hậu Hán (25-219), ở đất Giang Nam có một chàng hàn sĩ tên Lương Hồng. Nhà nghèo, Lương Hồng ở trong túp lều tranh vách đất. Họ Lương chăm học biết trọng liêm sỉ, khí tiết, giữ đạo thanh bần cao đẹp. Đức hạnh, tài năng của chàng được người khâm phục, nổi tiếng khắp nơi.
Ở vùng địa phương có nàng Mạnh Quang vốn dòng nho gia giàu có nhứt vùng. Nàng tính nết đoan trang đức hạnh, đương độ kén chồng. Nhiều người thân hỏi, nàng trả lời rằng chỉ có người hiền đức như Lương Hồng mới xứng đáng là chồng.
Thấy nhà họ Mạnh đạo đức, Lương Hồng cùng nàng Mạnh Quang kết nghĩa đá vàng.
Khi làm lễ thành hôn, nàng Mạnh Quang mặc xiêm y lộng lẫy, trang sức toàn vàng ngọc đắt tiền, cốt làm đẹp cho chàng vừa ý. Nào ngờ trông thấy vợ trang sức rực rỡ, Lương Hồng không bằng lòng, bảy ngày đêm, chàng không làm lễ động phòng hoa chúc.
Nàng Mạnh Quang lấy làm lạ, kiểm điểm lại lời nói cử chỉ của mình không tỏ vẻ gì vô lễ. Nghĩ mãi, nàng ngờ rằng vì nàng trang sức lộng lẫy mà chồng không bằng lòng chăng. Nàng liền trút bỏ lớp áo quần tốt đẹp, đồ trang sức ngọc vàng, để mặc y phụcvải bô, cài thoa gai ra hầu chồng.
Thấy vợ như thế, Lương Hồng vui vẻ nói:
- Đây mới chính là vợ của ta. Hồng này không màng danh lợi, không ham của bạc vàng. Hồng chỉ muốn cùng vợ cày lấy ruộng, trồng lấy lúa, dệt lấy vải, sinh sống trong cảnh nghèo mà lúc nào cũng giữ tròn khí tiết, đạo đức, vợ lúc nào cũng kính trọngchồng và chồng lúc nào cũng nể yêu vợ.
Mạnh Quang nghe chồng nói rất lấy làm vui vẻ. Nàng đối với chồng rất mực cung kính. Mỗi bữa cơm, đối diện, nàng nâng mâm ngang mày để tỏ lòng kính trọng chồng.
Câu chuyện về nàng Mạnh Quang không chỉ dừng lại ở đó. Đức hạnh của của Nàng còn được lưu truyền bởi một câu chuyện khi vợ chồng nàng lâm vào cảnh sa cơ phải đi ở nhà người ta để kiếm cái ăn, Nàng vẫn rất mực cung kính với chồng, không có gì thay đổi.
Chuyện kể rằng trong một lần lên kinh thành Lạc Dương, thấy cảnh cung điện nguy nga tráng lệ, đối nghịch với cảnh lầm than của dân chúng Lương Hồng cảm thấy đau xót mà viết bài thơ bài thơ "Ngũ Y Ca". Một bài thơ có tư tưởng chính trị không đúng. Làm mất lòng Hán Chương Đế. Hán Chương Đế ra lệnh bắt người làm ra bài thơ này. Vợ chồng Mạnh Quang thay tên đổi lưu lạc chạy trốn khắp nơi, có lúc cả 2 vợ chồng đều phải làm người ở nhà người ta để kiếm miếng cơm ăn.
Mặc dù phải đi làm nô bộc, ở nhà thuê nhưng vợ chồng Lương Hồng vẫn giữ được những lễ nghi trước đây. Mỗi lần tới bữa ăn, Mạnh Quang đều đặt thức ăn trên một cái mâm gỗ, bê lên ngang mi mắt, cúi đầu và ân cần đưa cho chồng. Một lần, chủ nhà Cao Bá Thông đã vô tình bắt gặp hành động kính trọng chồng của Mạnh Quang và biết được thân phận của Lương Hồng nên đã coi vợ chồng họ là khách quý, Lương Hồng từ đó trú ẩn tại nhà Cao Bá Thông và cho ra đời những cuốn sách nổi tiếng cho tới lúc lâm bệnh qua đời.
Trong tác phẩm "Nhị độ mai", tác giả Vô danh, đoạn diễn tả cảnh Hoài Nguyên đi cống Hồ có làm bài thơ tặng tình nhân là Mai Lương Ngọc lúc chia ly, có câu:
Ngang mày Mạnh thị chưa nâng án,
Thấy mặt Chiêu Quân đã mất tranh.
"Mạnh thị" đây chỉ nàng Mạnh Quang. Về sau, những nhà có hôn lễ, nhà trai thường viết 4 chữ "Cử án tề mi" dán ở cửa phòng, chỉ rằng người vợ hiền đức.
Trong tác phẩm "Đoạn trường tân thanh" của cụ Nguyễn Du, lúc Kiều sang chơi nhà Kim Trọng, chàng nho sinh này có chiều âu yếm lả lơi, Kiều sợ chàng đi quá vòng lễ giáo, mới có câu khuyên:
Vẻ chi một đóa yêu đào,
Vườn hồng chi dám ngăn rào chim xanh.
Đã cho vào bực bố kinh.
Đạo tòng phu lấy chữ trinh làm đầu.
"Bố kinh" là "Bố quần, kinh thoa", nghĩa là quần bằng vải, trâm cài đầu bằng gai, chỉ người vợ hiền đức.
Ở vùng địa phương có nàng Mạnh Quang vốn dòng nho gia giàu có nhứt vùng. Nàng tính nết đoan trang đức hạnh, đương độ kén chồng. Nhiều người thân hỏi, nàng trả lời rằng chỉ có người hiền đức như Lương Hồng mới xứng đáng là chồng.
Thấy nhà họ Mạnh đạo đức, Lương Hồng cùng nàng Mạnh Quang kết nghĩa đá vàng.
Khi làm lễ thành hôn, nàng Mạnh Quang mặc xiêm y lộng lẫy, trang sức toàn vàng ngọc đắt tiền, cốt làm đẹp cho chàng vừa ý. Nào ngờ trông thấy vợ trang sức rực rỡ, Lương Hồng không bằng lòng, bảy ngày đêm, chàng không làm lễ động phòng hoa chúc.
Nàng Mạnh Quang lấy làm lạ, kiểm điểm lại lời nói cử chỉ của mình không tỏ vẻ gì vô lễ. Nghĩ mãi, nàng ngờ rằng vì nàng trang sức lộng lẫy mà chồng không bằng lòng chăng. Nàng liền trút bỏ lớp áo quần tốt đẹp, đồ trang sức ngọc vàng, để mặc y phụcvải bô, cài thoa gai ra hầu chồng.
Thấy vợ như thế, Lương Hồng vui vẻ nói:
- Đây mới chính là vợ của ta. Hồng này không màng danh lợi, không ham của bạc vàng. Hồng chỉ muốn cùng vợ cày lấy ruộng, trồng lấy lúa, dệt lấy vải, sinh sống trong cảnh nghèo mà lúc nào cũng giữ tròn khí tiết, đạo đức, vợ lúc nào cũng kính trọngchồng và chồng lúc nào cũng nể yêu vợ.
Mạnh Quang nghe chồng nói rất lấy làm vui vẻ. Nàng đối với chồng rất mực cung kính. Mỗi bữa cơm, đối diện, nàng nâng mâm ngang mày để tỏ lòng kính trọng chồng.
Câu chuyện về nàng Mạnh Quang không chỉ dừng lại ở đó. Đức hạnh của của Nàng còn được lưu truyền bởi một câu chuyện khi vợ chồng nàng lâm vào cảnh sa cơ phải đi ở nhà người ta để kiếm cái ăn, Nàng vẫn rất mực cung kính với chồng, không có gì thay đổi.
Chuyện kể rằng trong một lần lên kinh thành Lạc Dương, thấy cảnh cung điện nguy nga tráng lệ, đối nghịch với cảnh lầm than của dân chúng Lương Hồng cảm thấy đau xót mà viết bài thơ bài thơ "Ngũ Y Ca". Một bài thơ có tư tưởng chính trị không đúng. Làm mất lòng Hán Chương Đế. Hán Chương Đế ra lệnh bắt người làm ra bài thơ này. Vợ chồng Mạnh Quang thay tên đổi lưu lạc chạy trốn khắp nơi, có lúc cả 2 vợ chồng đều phải làm người ở nhà người ta để kiếm miếng cơm ăn.
Mặc dù phải đi làm nô bộc, ở nhà thuê nhưng vợ chồng Lương Hồng vẫn giữ được những lễ nghi trước đây. Mỗi lần tới bữa ăn, Mạnh Quang đều đặt thức ăn trên một cái mâm gỗ, bê lên ngang mi mắt, cúi đầu và ân cần đưa cho chồng. Một lần, chủ nhà Cao Bá Thông đã vô tình bắt gặp hành động kính trọng chồng của Mạnh Quang và biết được thân phận của Lương Hồng nên đã coi vợ chồng họ là khách quý, Lương Hồng từ đó trú ẩn tại nhà Cao Bá Thông và cho ra đời những cuốn sách nổi tiếng cho tới lúc lâm bệnh qua đời.
Trong tác phẩm "Nhị độ mai", tác giả Vô danh, đoạn diễn tả cảnh Hoài Nguyên đi cống Hồ có làm bài thơ tặng tình nhân là Mai Lương Ngọc lúc chia ly, có câu:
Ngang mày Mạnh thị chưa nâng án,
Thấy mặt Chiêu Quân đã mất tranh.
"Mạnh thị" đây chỉ nàng Mạnh Quang. Về sau, những nhà có hôn lễ, nhà trai thường viết 4 chữ "Cử án tề mi" dán ở cửa phòng, chỉ rằng người vợ hiền đức.
Trong tác phẩm "Đoạn trường tân thanh" của cụ Nguyễn Du, lúc Kiều sang chơi nhà Kim Trọng, chàng nho sinh này có chiều âu yếm lả lơi, Kiều sợ chàng đi quá vòng lễ giáo, mới có câu khuyên:
Vẻ chi một đóa yêu đào,
Vườn hồng chi dám ngăn rào chim xanh.
Đã cho vào bực bố kinh.
Đạo tòng phu lấy chữ trinh làm đầu.
"Bố kinh" là "Bố quần, kinh thoa", nghĩa là quần bằng vải, trâm cài đầu bằng gai, chỉ người vợ hiền đức.
Đăng nhận xét