Chỉ phát ban ở tay chân miệng và loét miệng hoặc chỉ có tay chân bị phát ban. Ở cấp độ này, dấu hiệu của bệnh chưa nặng và cũng chưa có những biến chứng. Có thể điều trị cho bé tại nhà bằng cách giữ vệ sinh cho bé, lau người ,tắm rửa thường xuyên, ăn đủ chất dinh dưỡng, giữ phòng của trẻ thoáng mát, sạch sẽ. Hầu hết bệnh chân tay miệng ở trong nhóm này.
2.Cấp độ 2
Cấp độ 2 có những triệu chứng tổn thương thần kinh
Ở cấp độ này bệnh chân tay miệng ở trẻ em có những dấu hiệu của tổn thương thần kinh: sốt cao, run giật, dễ giật mình hoặc có hiện tượng co giật. Nhịp thở thay đổi. Khi phát hiện cha mẹ cần đưa con đến bệnh viện để được chữa kịp thời tránh những biến chứng đáng tiếc.
3.Cấp độ 3
Cấp độ 3 thay đổi huyết áp và nhịp thở
Bắt đầu thay đổi huyết áp, tăng huyết áp, mạch nhanh và nhịp thở bất thường. Cha mẹ không nên chủ quan khi con bị bệnh, cần quan sát thật kĩ những biểu hiện của bệnh chân tay miệng ở trẻ em để có hướng điều trị tốt nhất.
4.Cấp độ 4
Trẻ có dấu hiệu suy tim ở cấp độ 4
Đây là cấp độ nguy hiểm nhất. Trẻ có dấu hiệu suy hô hấp hoặc trụy tim mạch, nếu nặng có thể tử vong bất cứ lúc nào.
Khi trẻ có những dấu hiệu từ cấp độ 2-4 tất cả trẻ đều phải được đưa đến bệnh viện để điều trị như: sốt cao trên 39 độ mà không hạ, co giật, thở gấp, chân tay lạnh, bị hôn mê…Là bệnh do virus nên bệnh chân tay miệng ở trẻ em chưa có thuốc đặc trị, chính vì vậy vai trò của các bà mẹ rất quan trọng. Việc nhận diện các biểu hiện của bệnh chân tay miệngở trẻ em là điều cần làm. Chăm sóc tốt sẽ tăng sức đề kháng cho con và nhanh chóng hồi phục.
Chúc bạn luôn khỏe mạnh cùng khamchuabenh.info!
LG. Theo http://khamchuabenh.info/
Đăng nhận xét